Tháng năm 31, 2022 By Nguyễn Nhạn Off

Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh đúng nhất

Xương của trẻ sơ sinh rất yếu vậy nên nếu bạn không biết cách bế trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến hệ xương của bé sau này. Và với những người lần đầu làm cha mẹ thì cách bế trẻ sơ sinh là một thách thức không hề nhỏ. Vậy hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để học cách bế trẻ đúng cách nhé!

I. Một số cách bế trẻ sơ sinh đúng

1. Kiểu bế ngực chạm ngực 

Đây là một trong những cách ẵm bé phổ biến nhất. Tư thế này có thể giúp bé lắng nghe được nhịp tim của bạn, khiến mẹ và bé trở nên gần gũi hơn. Để bế kiểu này , cha mẹ cần thực hiện các bước như sau :

  • Bước 1 : Đầu tiên, mẹ sẽ ôm bé sao cho đầu bé được đặt áp lên ngực bạn. Một bên tay đỡ mông và hông bé, tay còn lại đỡ đầu và cổ của bé.
  • Bước 2 : Khi bế mẹ nên chú ý đặt đầu bé hướng sang một bên để bé có thể thở dễ dàng hơn.

2. Kiểu bế ôm bóng

Bế bé theo kiểu ôm bóng

Trong các cách bế trẻ sơ sinh mới đẻ thì đây là tư thế an toàn và dễ thực hiện nhất. Tư thế này rất thuận tiện để mẹ cho bé bú và dỗ dành bé. Đồng thời, mẹ cũng có thể dễ dàng bế bé bằng 1 tay và dùng tay còn lại để làm việc khác mà không ảnh hưởng gì. 

  • Để thực hiện kiểu bế này , mẹ hãy đặt luồn một tay dưới đầu và cổ bé.Sau đó nhẹ nhàng để phần lưng bé vào bên trong cẳng tay mà mẹ đang dùng để giữ đầu bé.
  • Để bé cuộn tròn theo phần hông, trong khi chân bé duỗi thẳng bên cạnh mẹ.Tay còn lại mẹ có thể sử dụng để cho bé bú; hoặc đặt dưới đầu bé để đảm bảo rằng đầu và cổ bé luôn được nâng đỡ. 
  • Ưu điểm của tư thế này cho trẻ mới 1 – 2 tháng tuổi là để áp lực không dồn lên cột sống của trẻ bằng cách dùng tay đỡ phần đầu, lưng, cổ và mông của bé. 

3. Kiểu bế cặp nách 

Cách bế trẻ sơ sinh này chỉ phù hợp với các bé hơn sáu tháng tuổi khi đó cơ thể bé đã ổn định, biết ngồi, bò , xương cũng đã được chắc chắn và ổn định hơn, đây có thể là lựa chọn cho các bậc phụ huynh khi vừa ẵm con, vừa có thể làm các việc khác. 

Với tư thế này, bạn hãy để mặt bé quay về phía trước, đặt phần hông của bé đối diện với hông của bạn, dùng tay ôm quanh phần eo bé và giữ chặt bé.

4. Kiểu mặt đối mặt 

Khác biệt hoàn toàn với tư thế bế đứng thì cách bế mặt đối mặt lại là kiểu giúp mẹ và bé giao tiếp cực hiệu quả. Cách bế này có thể sử dụng khi bé vừa bú xong, có thể giúp bé phát triển những phản xạ trong não bộ với những năm tháng đầu đời. 

Để bế bé mẹ hãy đặt tay sau đầu và cổ, và dùng tay còn lại đặt ở phần thân và hông của bé. Nâng bé lên ngang tầm ngực và trò chuyện với bé để bé cảm thấy an tâm.

5. Kiểu bế vác vai 

Cách bế này chỉ phù hợp với những bé trên 3 tháng tuổi , khi đó cơ thể đã cứng cáp hơn , có độ ổn định , mẹ có thể thay đổi tư thế này cho bé đặc biệt là sau bữa ăn của bé, bạn sẽ bế kiểu này để giúp bé ợ hơi.

Kiểu bế này cũng tương tự như kiểu bế chạm ngực, khác ở chỗ là cằm bé đặt lên vai bạn, bụng bé áp vào ngực bạn, một tay của bạn ôm mông và lưng dưới của bé, tay còn lại vỗ nhẹ. 

II. Cách bế trẻ sơ sinh lên

  • Bé sơ sinh cơ thể còn yếu đặc biệt là phần đầu , chính vì vậy , bạn ưu tiên luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy phần đầu. 
  • Sau đó, tay kia của bạn luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới. 
  • Cách này ưu điểm là khi bạn di chuyển qua lại từ chỗ này đến chỗ khác vô cùng nhẹ nhàng , êm ái mà không làm nguy hiểm đến trẻ. 

III. Cách đặt em bé nằm xuống

Cách đặt bé nằm xuống nôi an toàn

  • Cũng giống như cách bế trẻ lên , bạn phải ưu tiên giữ phần đầu của bé được an toàn.Bạn hãy đặt một bàn tay đang đỡ đầu và cổ bé xuống dưới trước . 
  • Dùng bàn tay còn lại giữ lấy em bé ở dưới mông. 
  • Chậm rãi hạ bé xuống cho đến khi trẻ nằm hẳn lên đệm.Hãy rút bàn tay gần thân bạn nhất được đặt từ dưới mông bé ra. 
  • Dùng bàn tay này để nâng đầu bé lên một chút, rồi sau đó bạn có thể rút bàn tay còn lại ra.
  • Một lưu ý khi đặt bé xuống phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận , không nên rút tay đặt dưới người trẻ quá mạnh và nhanh khiến trẻ bị giật mình.

IV. Một số điều lưu ý khi bế trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh đang còn yếu vì vậy cần chú ý đỡ chắc phần đầu và mông. Khoảng cách an toàn giữa mẹ và bé là 30 – 45cm.
  • Luôn giữ an toàn cho đầu bé tránh rung lắc , nô đùa mạnh , vì xương bé chưa được cứng cáp , hãy bảo đảm rằng bé lúc nào cũng thoải mái để bé di chuyển và thở. 
  • Trước khi bế bé , bố mẹ phải vệ sinh chân tay , chú ý đến quần áo có bị bẩn hay không , vì hệ miễn dịch chưa tốt rất dễ làm trẻ mắc bệnh.
  • Đồng thời , bố mẹ phải chú ý những phụ kiện như lắc tay , đồng hồ đã được tháo ra hay chưa , tránh làm đau hoặc trầy xước da , đặc biệt là khi bế lâu sẽ gây ra vết hằn đỏ trên da bé.
  • Khi bế con, bạn có thể gối đầu vào ngực trái của mẹ và cố ý để tai bé gần với nhịp tim của mẹ để bé có thể nghe được nhịp đập của nhịp tim. Nhịp tim của bạn là âm thanh mà bé đã quen thuộc khi còn trong bụng mẹ, vì vậy việc ôm con vào lòng thường xuyên có thể làm giảm lo lắng, căng thẳng và giúp tâm trạng của bé ổn định hơn.
  • Trong khi bế bé, động tác của bạn cần nhẹ nhàng, dịu dàng, nên nhìn vào mắt bé và mỉm cười. Ngay cả khi bé quấy khóc, mẹ nên giữ bình tĩnh, hạn chế động tác trở nên quá nhanh hay quá mạnh. Hầu hết các bé đều thích được bồng bế bế với sự bình tĩnh, dịu dàng vì sẽ đem lại cho bé cảm giác an toàn.
  • Khi bế trẻ cần quan sát phản ứng của bé nếu bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái thì cha mẹ có thể đổi tư thế khác.
  • Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi bế bé, hãy ngồi xuống và từ từ bế bé lên. Đây là cách dễ nhất để bắt đầu lại tư thế bế một cách thoải mái nhất.
  • Tránh những vật nhọn , gây nguy hiểm đến bé như dao, kéo, …. đặc biệt là khi cha mẹ vừa nấu ăn vừa bế bé.
  • Cách bế trẻ sơ sinh trong những trường hợp khẩn cấp hoặc phải leo lên leo xuống nên bế trẻ bằng hai tay để tạo ra cảm giác an toàn cho trẻ.
  • Đừng bế bé khi mẹ đang bực bội và giận dữ vì những hành động không kiểm soát của bạn lúc này có thể gây tổn thương cho bé. 
  • Khi trẻ sơ sinh bị thu hút bởi trò chơi nào đó, sau khi kết thúc, bạn nên bế bé một lúc để bé yên tĩnh, thư giãn sau khi bé vừa trải qua trạng thái phấn khích.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách bế trẻ sơ sinh được nhiều bạn tìm hiểu. Như các bạn có thể thấy cách bế trẻ sơ sinh không đơn giản như chúng ta nghĩ. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!