Tháng Năm 31, 2022 By Nguyễn Nhạn Off

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sinh tại nhà đơn giản đúng cách

Tắm cho trẻ sơ sinh giúp da trẻ được sạch sẽ đồng thời kích thích sự lưu thông máu và có lợi cho các hệ cơ quan trong cơ thể. Vậy bạn đã biết cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà đúng cách? Cùng   tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Một số lưu ý trước khi tắm cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mới chào đời cần được chú ý, bảo vệ ngay từ những bước chăm sóc cơ bản đầu tiên. 

  • Tắm trẻ lần đầu được thực hiện sau sinh 24h và theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Tắm trẻ sơ sinh vào giờ ấm nhất trong ngày và trước khi cho trẻ bú. 
  • Về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh, các chuyên gia khuyên rằng 10 giờ đến 11 giờ sáng hoặc 15 giờ đến 16 giờ chiều là khoảng thời gian tốt nhất để tắm cho bé yêu. 
  • Tắm trẻ hằng ngày hoặc cách ngày tùy theo điều kiện sức khỏe của trẻ và thời tiết. Nếu trời lạnh vào đông thì bạn có thể tắm trẻ sơ sinh 2 lần/tuần.
  • Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là 5 phút/buổi. 
  • Trẻ sơ sinh non yếu nếu tắm lâu sẽ khiến trẻ bị ngấm nước dễ bệnh và cuống rốn bị ướt không khô và lâu rụng.

II. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà

1. Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm cho trẻ chưa rụng rốn bạn có thể gội đầu trước sau đó mới thực hiện tắm. Bạn nên dùng khăn lớn quấn người cho bé sau đó lau mặt sạch và mới tiến hành gội để trẻ không bị nhiễm lạnh , sau khi gội xong ngay lập tức lau khô đầu.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách như sau. 

  • Từ từ đặt bé vào chậu nước lớn , bạn chỉ nên đổ nước chỉ ngập đến hông trẻ. 
  • Bàn tay bạn đỡ chắc phần cổ cho trẻ. 
  • Phần mông của trẻ sẽ chạm vào đáy chậu.
  • Thoa một ít sữa tắm lên da trẻ. 
  • Dùng khăn sữa nhỏ (khăn thứ 3) nhẹ nhàng tắm trẻ từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Bạn có thể tắm theo thứ tự: cổ, ngực, lưng, cánh tay, nách, bàn tay. 
  • Sau đó, bạn tắm ở phần bụng, cẳng chân, bàn chân, ngón chân, mông, hai bên bẹn và bộ phận sinh dục, hậu môn. 

Lưu ý: với những trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, bạn không cần chà xát hay vệ sinh thật kỹ rốn trong khi tắm. Vì rốn bị thấm nước quá lâu sẽ lâu lành và lâu rụng.

2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh đã rụng rốn

Tắm cho trẻ chưa rụng rốn cần nhiều lưu ý

Người tắm bé rửa tay sạch, pha nước đủ ấm (nhiệt độ khoảng 37 độ C) cho sữa tắm vào chậu nước ấm, có thể tắm cho bé bằng các loại nước lá nhưng nước phải đảm bảo sạch bằng cách rửa lá và đun sôi để nguội.
Thao tác tắm cho trẻ sơ sinh phải nhanh thời gian tắm chỉ nên từ
4-5 phút, có thể tắm thả hoặc tắm từng phần cho trẻ.  Đầu tiên , bố mẹ cởi quần áo, tã lót xoa nhẹ toàn thân cho trẻ. Sau đó vệ sinh rốn cho trẻ lau sạch rốn và thấm khô bằng cồn 70 độ. Tiếp theo bạn có thể làm theo bước sau tùy vào cách tắm thả hay tắm từng phần : 

  • Nếu tắm thả: Cần có chậu tắm và chậu tráng người cho trẻ. Tắm cho trẻ theo thứ tự như sau tránh bỏ sót lau cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng, sau đó đến đùi, mông và bàn chân. Tiếp đến vệ sinh bộ phận sinh dục rồi lau xuống phần hậu môn. Tráng lại người cho bé bên chậu tráng. Tắm xong lau khô người cho bé, nếu rốn bị ướt làm khô bằng cồn 70 độ, mặc áo, quấn tã u ấm cho bé tiếp sau đó mới gội đầu lau vùng tai cho bé.
  • Nếu tắm từng phần: Trường hợp bé yếu hay đang bị ốm hoặc thời tiết quá lạnh nên tắm từng phần cho bé. Lau mặt từ khóe mắt vòng ra vành tại cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng. Sau đó đến đùi, mông và bàn chân. Tiếp đến lau bộ phận sinh dục bằng gạc mềm rồi lau xuống phần hậu môn. Chú ý khi lau không làm ướt rốn đã làm sạch. Lau xong cho bé làm khô người, mặc quần áo, quấn tã, ủ ấm người. Cuối cùng mới gội đầu cho trẻ sau khi đã ủ ấm bằng khăn tắm.

Sau khi tắm xong , cách chăm sóc cho bé cũng là điều vô cùng quan trọng. Chăm sóc mắt cho bé dùng gạc sạch thấm nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý lau mắt cho bé từ khóe mắt đến đuôi mắt, mỗi bên sử dụng một gạc khác nhau không nên dùng chung gạc. Sau khi lau nhỏ nước muối sinh lý vào mắt và mũi cho bé. Nên thực hiện hàng ngày dự phòng nhiễm khuẩn mắt cho bé.

III. Một số sai lầm khi tắm cho trẻ sơ sinh cần lưu ý

1. Tắm hàng ngày 

Trẻ mới sinh ra mồ hôi rất ít , phụ huynh không cần thiết phải tắm cho con thường xuyên. Với những ngày thời tiết se lạnh , bố mẹ nên dùng khăn ấm lau sạch cho con , đặc biệt là các khe kẽ , bộ phận sinh dục. Mùa hè có thể tắm thường xuyên để con được thoải mái, dễ chịu hơn. Thêm vào đó, cha mẹ chọn sữa tắm có tính kiềm để bảo vệ da bé khi mới tiếp xúc với chất tẩy rửa nhẹ.

2. Làm ướt rốn của bé 

Rốn là bộ phận nhạy cảm nhất của trẻ khi vừa mới sinh ra, vì vậy cần cẩn thận khi vệ sinh cho bé. Nên chia ra hai bước khi tắm cho trẻ , tắm nửa trên và nửa dưới , nếu lỡ để nước vào rốn của trẻ thì phải vệ sinh bằng tăm bông hoặc vải sạch tránh để bị nhiễm trùng.Lưu ý thao tác này phải thật nhẹ nhàng.

3. Tắm cho bé quá lâu 

Các bậc cha mẹ hay có suy nghĩ rằng tắm càng lâu càng sạch nhưng đối với trẻ sơ sinh có thể gây ra bong tróc da , da có thể bị khô hơn và làm ảnh hưởng đến sợi bã nhờn của bé. Hợp lý nhất là nên tắm cho trẻ trong khoảng thời gian 10 phút. 

4. Gội đầu cho trẻ trước tiên 

Đây là một sai lầm dễ mắc phải của các bậc phụ huynh khi tắm cho con . Chúng ta nên vệ sinh mặt trước khi gội đầu để não kịp thích nghi với sự thay đổi cơ thể. Đặc biệt không được để nước chảy vào tai , sau khi gội đầu xong phải lau thật khô .

5. Nhiệt độ tắm không phù hợp

Khi tắm cho trẻ sơ sinh , không nên dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh , điều này có thể ảnh hưởng đến làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé. Cạc kiểm tra nhiệt độ nước phù hợp là dùng nhiệt kế và đảm bảo nước ở nhiệt độ 37 – 38 độ là hợp lý.

6. Kiêng tắm cho trẻ khi bị sốt 

Khi trẻ bị sốt cần đưa đi các cơ sở y tế để nhận lời khuyên của bác sĩ. Đa số nên tắm cho trẻ khi bị sốt để giảm nhiệt độ , tuy nhiên cần tuân thủ : Tắm trong phòng kín gió, nên tắm nhanh cho trẻ trong 5 phút và mặc đồ thông thoáng để chúng cảm thấy dễ chịu.

7. Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh 

Cha mẹ không nên dùng lực rửa mạnh vào bộ phận sinh dục của con , đặc biệt không nên dùng xà bông hoặc các chất tẩy rửa khác mà chỉ nên dùng nước thông thường để rửa.

8. Không chuẩn bị đầy đủ thiết bị trước khi tắm

Đồ tắm cho trẻ không đơn giản như người lớn, chính vì vậy cần chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết như : khăn tắm, chậu dài, chậu tròn, sữa tắm, dầu gội, quần áo, tã giấy, những dụng cụ vệ sinh khác,…

9. Một số lưu ý khác

  • Tắm ở nơi thoáng gió: Cha mẹ nên chú ý vị trí tắm cho con, vì trẻ đề kháng yếu rất dễ bị nhiễm lạnh.
  • Thời gian tắm quá muộn: Trẻ sơ sinh không hoạt động nhiều nên tắm sớm cho bé cũng là một điều để bảo vệ sức khỏe cho chúng. Thời điểm tắm tốt nhất là từ 14g đến 16g mỗi ngày.
  • Cho bé ăn ngay sau khi tắm: Mới tắm xong , nhiệt độ của trẻ giảm , chính vì vậy cần bổ sung nước ấm sau đó tầm 10p mới cho trẻ ăn là phù hợp để bảo vệ hệ miễn dịch và tiêu hóa của con.

IV. Lời kết

Trên đây là những thông tin về cách tắm cho trẻ sơ sinh được nhiều ông bố bà mẹ tìm kiếm. Cha mẹ cần bổ sung kiến thức để bảo vệ sức khỏe của con , đồng thời sẽ khiến con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!