Tháng năm 31, 2022 By Nguyễn Nhạn Off

Hướng dẫn cách cho con bú đúng cách các mẹ trẻ nên biết

Làm mẹ là một thiên chức lớn lao của người phụ nữ đặc biệt là việc nuôi con bằng sữa mẹ là một việc cực kỳ quan trọng. Nhưng không phải người phụ nữ nào cũng biết cách cho con bú đúng cách đặc biệt là với các bà mẹ trẻ mới sinh con lần đầu. Vậy hãy cùng học ngay cách cho con bú đúng cách qua bài viết này nhé!

I. Cho con bú thế nào là đúng cách?

Cho con bú đúng cách

Mới bắt đầu cho con bú bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lúng túng. Bạn cần thời gian khoảng 2 tuần đến nửa tháng để thích nghi và tìm ra tư thế để cả mẹ và con đều thoải mái; đồng thời nguồn sữa mà con nhận được tối đa nhất mà không làm con bị sặc sữa.Nếu bạn thấy đau khi cho con bú, vết đau núm vú hay vết nứt ở vú thường có nghĩa là em bé của bạn chưa được bú đúng cách.

Đầu tiên mẹ hãy chọn trang phục thoải mái, dễ chịu nhất khi cho con bú. Sau đó tìm một vị trí thích hợp để hai mẹ con đều được thoải mái. Em bé trong khi bú phải đảm bảo được các yếu tố :

  • Phần đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ, mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú.
  • Với trẻ sơ sinh, bên cạnh việc đỡ đầu và mông, mẹ cũng cần phải đỡ mông trẻ.

II. Một số tư thế cho con bú đúng cách

1. Tư thế kiểu giữ nôi

Đây là tư thế đơn giản và dễ dàng nhất mà các mẹ hay thực hiện khi cho con bú. Mẹ chỉ cần ngồi trên ghế hay giường hay một vị trí nào thoải mái nhất , cho bú bắt đầu từ vú trái, đầu và thân bé được nâng đỡ bởi cánh tay của mẹ và gối kê, bàn tay mẹ bên phải có thể đặt ở mông bé. Bụng bé áp sát ngực mẹ, đầu, thân bé thẳng hàng . Bàn tay của mẹ bên còn lại giúp nâng vú để thuận tiện cho bé ngậm bắt vú.

2. Tư thế ôm bóng

Cho con bú với tư thế ôm bóng

Tư thế ôm bóng phù hợp với các mẹ trong trường hợp mẹ sinh mổ nhưng vết thương chưa lành, đầu ti của mẹ bị tụt vào sâu bên trong khiến con khó khăn trong khi bú,…Tư thế này hạn chế việc mẹ nằm lên vết thương cũng như kiểm soát được vị trí đầu của con khi bú. Cách thực hiện tư thế này như sau:  Chân của bé đặt dưới cánh tay của mẹ ở cùng phía với bầu ngực mà mẹ đang cho con bú. Giữ trẻ bằng cánh tay đó trên gối để nâng bé lên và sử dụng tay còn lại của mẹ để giúp nâng vú lên cho bú ngậm bắt vú dễ dàng hơn.

3. Tư thế nằm nghiêng

Với tư thế này mẹ lưu ý không để chăn gối dư thừa cạnh bé, không nằm trên đệm nước vì có thể làm bé ngạt thở.Để thực hiện tư thế này mẹ nên cho bú từ vú trái, mẹ nằm nghiêng trái. Đầu và thân bé nằm song song với mẹ, miệng bé sát và đối diện với vú trái, tay phải của mẹ nâng vú và cho bé bú. Khi bé đã ngậm vú đúng cách, kê gối lên đầu để tạo tư thế thoải mái hơn cho bé khi bú.

III. Cách cho trẻ sơ sinh bú không bị sặc

Cách cho trẻ bú mà không bị sặc

Đa số các trường hợp bé bị sặc sữa là do mẹ chưa biết cách cho con bú đúng hoặc bú sai tư thế. Để giúp các bà mẹ thực hiện đúng và hạn chế tối đa việc sặc sữa của con, cần lưu ý những điểm sau:

  • Mẹ đặt 4 ngón tay áp vào thành ngực ở dưới vú;ngón tay trỏ nâng vú;ngón tay cái để ở phía trên. Các ngón tay của bà mẹ không nên để quá gần núm vú và không nên khum lại như gọng kìm khi đỡ vú vì sẽ chặn dòng sữa chảy ra.
  • Đặt con trong lòng mẹ, cho con nằm nghiêng khoảng 30 – 45 độ so với lưng mẹ, không cho bú khi bé nằm ngửa hoặc đang ngủ.
  • Mẹ cho trẻ ngậm bắt vú đúng : miệng trẻ ngậm bắt vú thì môi dưới hướng ra ngoài, núm vú phải hoàn toàn trong miệng (hai hàm của bé cặp vào phần phía trên vú chứ không phải chỉ ở núm vú), lưỡi chụm quanh đầu vú, má chụm tròn, quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía dưới.

IV. Một số lưu ý khi cho con bú

  • Trong vài giờ đầu sau sinh, người mẹ sẽ có một lượng sữa non vô cùng quý giá, có thể giúp con miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì vậy mẹ nên tận dụng nguồn sữa này cho con.
  • Con mới sinh ra nên có thể chưa kịp thích nghi với môi trường bên ngoài, có thể con sẽ bị sút cân trong 10 đến 12 ngày đầu nên mẹ đừng quá lo lắng về trường hợp này, dần dần con sẽ trở lại nhịp tăng trọng bình thường.
  • Nên tùy theo nhu cầu bú của con không nên ép bú liên tục theo cữ sẽ khiến con sợ mà bỏ bú.
  • Sau khi được bú nhiều hơn, tã của trẻ sẽ ẩm ướt hơn nhiều vì vậy mẹ nên chú ý để thay cho con đảm bảo da luôn khô thoáng không bị hăm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách cho con bú đúng cách được nhiều bà mẹ trẻ quan tâm. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Như các bạn thấy cho trẻ con bú cũng rất dễ dàng phải không? Cảm ơn các bạn đã đón đọc!