Giang mai là gì
Tháng Chín 5, 2022 By Nguyễn Nhạn Off

Giang mai là gì? Có nguy hiểm không?

Nhiều năm gần đây, giang mai là bệnh tình dục phổ biến với nhiều trường hợp có biến chứng nặng nề. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ giang mai là gì, dấu hiệu của bệnh như thế nào… Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của wherepigsflyrestaurant.com nhé.

I. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là gì

Giang mai là căn bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục

Giang mai được biết đến là lây qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vì thế mà bệnh này xuất hiện ở cả nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ ở nữ cao hơn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân của điều này là do âm đạo, tử cung của phụ nữ có cấu tạo mở và nhận tinh dịch từ nam giới nên dễ bị lây nhiễm hơn.
Hậu quả của giang mai để lại cho người bệnh là rất nặng nề, gây tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, não. Đồng thời, giang mai cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư liên quan đến bộ phận sinh dục.

II. Những triệu chứng của bệnh giang mai

Thời gian ủ bệnh của giang mai ngắn hơn so với một số bệnh nhiễm trùng đường tình dục khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể phát bệnh trong khoảng 3 tháng với những triệu chứng như sau:

1. Giai đoạn 1

Các dấu hiệu của giang mai ở giai đoạn này tập trung chủ yếu ở khu vực sinh dục như âm hộ, dương vật, bao quy đầu… Ngoài ra, ở một số trường hợp người bệnh còn xuất hiện triệu chứng săng giang mai ở khu vực miệng, lưỡi.
Triệu chứng săng giang mai là gì? Nó có hình tròn hoặc hình bầu dục nổi sần ở trên da, có kích thước khoảng 0.5 đến 2cm, tạo thành từng mảng riêng biệt. Phần đáy của những vết săng giang mai thường có màu hồng đậm, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau.
Sau thời gian ủ bệnh thì săng giang mai sẽ tạo hạch ở vùng bẹn, với chi chít các hạch lớn nhỏ khác nhau.

2. Giai đoạn 2

Giang mai

Tùy theo từng giai đoạn mà triệu chứng của giang mai sẽ khác nhau

Tron giai đoạn 2, xoắn khuẩn tấn công da gây nên tình trạng viêm nhiễm và để lại những tổn thương cho vùng niêm mạc và da. Tuy nhiên, chúng không để lại sẹo.
Giai đoạn 2 của bệnh giang mai kéo dài khoảng 2-3 năm với những triệu chứng như có các mảng màu hồng hoặc đỏ xuất hiện trên da. Những mảng này có nhiều hình dạng khác nhau như vết sần đỏ. Đồng thời, xung quanh những vết sần này sẽ xuất hiện vảy, chúng có kích thước lớn và tập trung chủ yếu quanh cơ quan sinh dục.
Ngoài ra, ở một số người bệnh còn có tình trạng rụng tóc, các hạch lan sang chỗ khác. Theo các bác sĩ, giai đoạn 2 sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

3. Giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, những triệu chứng của bệnh giang mai là gì? Đây chính là giai đoạn cuối của bệnh giang mai nên sẽ để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Những triệu chứng của bệnh không chỉ tác động đến bộ phận sinh dục hay miệng mà còn ảnh hưởng đến tim, cơ bắp, thận của người bệnh.
Một số trường hợp nặng, xoắn khuẩn còn tấn công lên não gây ra nhiều biến chứng thần kinh nguy hiểm.

III. Phương pháp chẩn đoán bệnh giang mai

Giang mai được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm

Hiện nay, các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán giang mai cho ra kết quả rất chính xác, vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Khi thấy cơ thể có những triệu chứng của giang mai, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo đó, để chẩn đoán được bệnh giang mai, người bệnh sẽ phải thực hiện 1 trong 3 phương pháp sau:
  • Xét nghiệm bằng kính hiển vi trường tối: phương pháp này được áp dụng với mọi bệnh nhân vừa mới khởi phát bệnh. Bởi vì, các xoắn khuẩn ở giai đoạn này chưa nhiễm vào máu nên dễ dàng điều trị hơn.
  • Xét nghiệm RPR: phương pháp này sẽ được chỉ định với những bệnh nhân đang ở giai đoạn 2 của giang mai.
  • Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu: kết của của phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về bệnh. Nếu kết quả là dương tính thì người bệnh sẽ được thực hiện phương pháp xét nghiệm định lượng.
Như đã chia sẻ khi giải thích giang mai là gì, căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất.
Bệnh giang mai tuy có thể chữa khỏi, thế nhưng bạn không nên vì thế mà chủ quan và không điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc phát hiện giang mai muộn, không tuân thủ phác đồ điều trị có thể khiến việc điều trị không hiệu quả và gây ra những biến chứng nặng nề đến sức khỏe.

IV. Cách phòng ngừa bệnh giang mai

Tỷ lệ nữ giới mắc giang mai cao hơn nam giới

Để phòng ngừa nguy cơ mắc giang mai, bạn nên tuân thủ những lời khuyên sau đây từ các bác sĩ:
  • Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, tránh các hành vi tình dục không an toàn.
  • Hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ để làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Đặc biệt, bạn nên che chắn những vùng da quanh cơ quan sinh dục đang bị tổn thương.
  • Không dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác để tránh việc vi khuẩn còn bám trên bề mặt và có thể lây qua vết thương hở.
  • Nếu phát hiện bản thân mắc giang mai trước khi sinh, mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp tránh lây nhiễm sang con.
  • Tuân thủ lịch thăm khám sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tăng cường sức đề kháng của bản thân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo khoa học và tập thể dục thường xuyên.
  • Dù đã được điều trị bệnh giang mai nhưng người bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, vì thế nên tuân thủ theo những khuyến cáo, liệu trình của bác sĩ.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn đã hiểu được giang mai là gì cũng như mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Qua đó, bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ gây bệnh.